Nước nào giàu nhất thế giới của quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund (IMF) và tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank).
Bảng xếp hạng này dựa vào chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) và chỉ số sức mua tương đương (PPP).
Dịch vụ ngân hàng và tài chính cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Ngành ngân hàng tại Luxembourg là điểm đến lý tưởng cho các dự án đầu tư và điều đó đã giúp cho quốc gia nhỏ nhắn này chiếm giữ vị trí quốc gia giàu có nhất hành tinh.
Dầu khí là một trong những nguồn lực chính lý giải cho sự thịnh vượng của Na Uy. Tuy nhiên, thậm chí nếu không có dầu, quốc gia này vẫn có thể dựa vào ngành đánh bắt hải sản, khai thác mỏ và công nghiệp thủy điện của mình. Na Uy là một trong những đất nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Những lợi ích của một nền kinh tế giàu có và năng suất cao đã mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí cho công dân Na Uy.
Trong số các quốc gia phát triển, Úc là quốc gia duy nhất không gặp phải bất cứ vấn đề nào trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 mặc dù quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng một phần nào đó, bởi các các nước bị ảnh hưởng khác lại là những đối tác làm ăn quan trọng của Úc.
Tuy vậy, UAE vẫn nỗ lực tìm kiếm những cách thức khác để phát triển kinh tế bên cạnh sản xuất dầu. Du lịch chính là vị cứu tinh cho quốc gia dầu mỏ này thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2009. Kể từ khi UAE bắt đầu đa dạng hóa nền kinh tế, đất nước này đã lội ngược dòng để giành lấy vị trí thứ 6 trong top các quốc gia giàu có nhất thế giới.
Ngoài ra, viễn thông, dược phẩm và ngành công nghiệp ô tô cũng góp phần củng cố thêm sức mạnh cho quốc gia này.
Vương quốc Đan Mạch sở hữu một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Nơi đây được biết đến như một thị trường lao động tự do nhất châu Âu. Những nguyên tắc kinh doanh vô cùng hiệu quả đã giúp cho lực lượng lao động tại quốc gia này luôn linh hoạt và an toàn.
Thực tế, những người dân châu Âu tin rằng nơi lý tưởng nhất để kinh doanh chính là Đan Mạch. Người dân Đan Mạch ủng hộ toàn cầu hóa vì họ tin rằng đó là con đường đúng đắn mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Niềm tin này đã giúp Đan Mạch chiếm lĩnh vị trí thứ 9 về xuất khẩu bình quân đầu người. Lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của quốc gia này hàng công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và dược phẩm.
Canada xếp thứ 9 trong top những quốc gia thịnh vượng nhất. Quốc gia này cũng giữ vị trí thứ 11 về tốc độ phát triển con người. Không thể phủ nhận rằng Canada là một quốc gia lý tưởng để sinh sống. Xếp thứ hạng cao về sự phát triển con người đồng nghĩa với việc trẻ em sinh ra luôn đảm bảo có một tương lai tốt đẹp và an toàn.
Điều này cũng có nghĩa nền giáo dục tại đây rất phát triển và mức sống con người khá cao. Những thành tựu này là kết quả của những chính sách về kinh tế và chính trị đúng đắn, tất cả đã giúp cho người dân nơi đây có một cuộc sống đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động chính của Singapore là xuất nhập khẩu hàng hóa. Thị trường này xếp thứ 14 về sản lượng xuất khẩu và đứng thứ 15 về nhập khẩu. Singapore được các cơ quan xếp hạng nổi tiếng nhất thế giới xếp hạng tín nhiệm ở mức AAA. Du lịch cũng là yếu tố đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế quốc gia. Mỗi năm, Singapore thu hút hàng triệu lượt khách du lịch. Kể từ những năm 2000, chính phủ đã quyết định hợp pháp hóa việc đánh bạc. Đó là lý do vì sao những khu nghỉ dưỡng phức hợp (với casino) được phép xây dựng.
(Tổng hợp từ Zing)